I.Nguồn gốc mô hình giàn ảo
Sự
phân bố biến dạng trên chiều cao kết cấu trong các vùng D là phi tuyến, và các
giả thiết được sử dụng trong các bước tính toán thiết kế dùng phương pháp mặt cắt
là không phù hợp nữa. Theo quy tắc St.Venant, sự phân tích ứng suất đàn hồi cho
thấy rằng sự phân bố ứng suất tuyến tính có thể được giả thiết tại vị trí cách
vị trí gián đoạn về hình học hoặc tải trọng một đoạn bằng chiều cao kết cấu.
Nói cách khác, sự phân bố ứng suất phi tuyến xuất hiện trong khoảng chiều cao của
kết cấu tính từ vị trí gián đoạn(SChlaich và cộng sự 1987). Do đó, các vùng D
được giả thiết mở rộng ra một khoảng xấp xỉ d tính từ tải trọng tác dụng đến
các phản lực gối trong hình 2, trong đó d là khoảng cách mép trên cùng chịu nén
đến cốt thép dọc chủ.
Nhìn
chung, một vùng của một bộ phận kết cấu được giả thiết chịu ảnh hưởng lớn bởi ứng
xử phi tuyến khi bước chịu cắt a nhỏ hơn 2-2.5 lần chiều cao kết cấu d( a<
2d-2.5d). Bước chịu cắt a là khoảng cách từ tải trọng tác dụng đến gối trong
các kết cấu giản đơn. Khoảng cách giữa tải trọng tác dụng và gối phải trong
hình 2 chỉ bằng 2 lần chiều cao kết cấu. Do đó, bước chịu cắt phải gồm toàn bộ
vùng D và sẽ chịu ảnh hưởng bởi ứng xử phi tuyến và thường được gọi là ứng xử dầm
cao trong việc nhận biết đặc tính tương đối thiếu sót của bước chịu cắt trong
việc so sánh với chiều cao kết cấu. Các bộ phận kết cấu thể hiện ứng xử như vậy
thường được coi là các dầm cao hoặc các kết cấu cao. Các vùng dầm cao đòi hỏi
phải sử dụng mô hình STM được giải thích sau đây. Trong hình 2, khoảng cách giữa
tải trọng tác dụng và gối trái bằng 5 lần chiều cao dầm. Mặc dù bước chịu cắt
bên trái bao gồm các vùng D, nhưng nó sẽ chịu ảnh hưởng lớn bởi ứng xử mặt cắt
và do đó có thể được thiết kế sử dụng các phương pháp mặt cắt. Dĩ nhiên, sự
chuyển tiếp từ ứng xử mặt cắt đến ứng xử dầm cao diễn ra từ từ, tuy nhiên việc
áp dụng quy tắc St.Venant để xác định ứng xử của mỗi vùng trong một bộ phận kết
cấu sẽ là một tính toán hợp lý.
Ứng xử của một dầm cao có thể được mô tả bằng việc xem xét cơ chế truyền tải trọng giữa tải trọng tác dụng đến gối. Ứng xử của vùng dầm cao trong hình 2 chịu ảnh hưởng lớn bởi tổ hợp đường tác dụng hình vòm và đường tác dụng hình giàn giữa tải trọng P và gối phải. Trong quá trình phát triển mô hình STM, đường tác dụng hình vòm hoặc đường truyền tải trọng trực tiếp có thể được thay thế bởi thanh strut chéo( đường nét đứt) được thấy trong hình 3(a). Các thành phần chịu kéo ( các thanh tie) được ký hiệu bằng đường nét liền dọc theo phía dưới của dầm trong hình 3(a) phải cân bằng với lực đẩy trong các thanh nén xiên. Trong một mô hình STM, đường tác dụng hình giàn, hay đường truyền tải trọng không trực tiếp, được thay thế bằng mô hình giàn hai tấm bao gồm một thanh kéo đứng như được thấy trong hình 3(b).
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete