Saturday, October 9, 2021

Tính toán móng cọc - Phần 4

 

I.Tính toán sức kháng nén của cọc khoan đơn

Sức kháng tính toán của cọc khoan đơn Rr được xác định bằng công thức sau:

Rr = j.Rn = jqp.Rp+jqs.Rs

Trong đó

 Rp = qp.Ap

Rs = qs.As

Rp là sức kháng chống danh định tại chân cọc khoan(N)

Rs là sức kháng danh định theo ma sát thành bên thân cọc(N)

jqp là hệ số sức kháng chống chân cọc đơn vị

jqs  là hệ số sức kháng ma sát thành bên

qp là sức kháng chống chân đơn vị (Mpa)

qs là sức kháng thành bên đơn vị(Mpa)

Ap là diện tích đáy chân cọc(mm2)

As là diện tích thành bên cọc(mm2)

1.11.Sức kháng cọc khoan trong đất dính

Cọc khoan trong đất dính nên được thiết kế bằng phương pháp ứng suất tổng cộng và ứng suất có hiệu ứng với điều kiện chịu lực không thoát nước và có thoát nước.

a.   a. Sức kháng thành bên của cọc khoan

Sức kháng ma sát thành bên đơn vị của cọc khoan trong đất dính chịu tải trọng trong điều kiện không thoát nước xác định theo phương pháp a được tính như sau:

qs = a.Su

Trong đó

a =0.55 khi Su/Pa<=1.5

a = 0.55-0.1*(Su/Pa – 1.5) khi 1.5<Su/Pa<=2.5

Su= Sức kháng cắt không thoát nước, MPa

α = Hệ số dính kết

Pa = Áp suất không khí (= 0,101 MPa)

Các phần qui định dưới đây của cọc khoan nhồi, minh họa trên Hình 38 không được tính vào sức kháng ma sát thành bên:

·         Chiều cao ít nhất 1500 mm ở phía trên đỉnh của cọc,

·         Nếu là cọc mở đáy không tính phần chu vi mở rộng đáy ở chân cọc khoan

Khi để lại ống vách thép lâu dài trong cọc khoan nhồi, phải điều chỉnh giá trị sức kháng thành bên theo chiều dài ống vách và phương pháp hạ ống vách.



Các giá trị a cho các phần cọc khoan nhồi tạo hố trần khô hay có ống vách như qui định trong các Phương trình ở phần trên.



a. b.Sức kháng mũi của cọc khoan

Đối với cọc khoan chịu tải trọng dọc trục trong đất dính, sức kháng đơn vị danh định chân cọc qp xác định theo phương pháp ứng suất tổng cộng của Brown và cộng sự đề xuất theo Phương trình sau:                                            

q<= Nc Su 4,0 MPa

Trong đó

Nc = 6[1+0.2*(Z/D)] <=9

D : Đường kính của cọc (mm) Z : Độ chôn sâu của cọc (mm)

Su : Sức kháng cắt không thoát nước (MPa)

Su được xác định từ kết quả thí nghiệm hiện trường hoặc thí nghiệm trong phòng trên các mẫu nguyên dạng lấy trong phạm vi chiều sâu hai lần đường kính cọc phía dưới đáy chân cọc. Nếu đất trong phạm vi hai lần đường kính cọc dưới đáy chân cọc có sức kháng cắt SU< 0,024 MPa thì gía trị NC phải nhân với hệ số 0,67.

2.     Sức kháng của cọc khoan trong đất rời

Thiết kế cọc khoan trong nền đất rời thực hiện theo phương pháp ứng suất có hiệu cho điều kiện chịu tải thoát nước hoặc bằng phương pháp thực nghiệm theo các số liệu kết quả thí nghiệm tại hiện trường.

a.     Sức kháng ma sát thành bên

  Sức kháng danh định ma sát thành bên của cọc khoan xác định theo phương pháp β sẽ tính như sau:

qs = b.sv

 

Trong đó

b=(1-sinjf’)(sp’/sv’)sinjf’.tanjf

β= Hệ số truyền tải

ϕ′f= góc ma sát của lớp đất rời (Độ)

σ'p = ứng suất có hiệu tiền cố kết

σ′v= ứng suất thẳng đứng có hiệu ở giữa lớp đất

Góc ma sát có hiệu của đất hiệu chỉnh dùng trong các Phương trình trên được xác định như sau:

 

j f  =27,5+9,2 log[(N1 )60 ]

 

(N1)60 = Giá trị SPT hiệu chỉnh theo ứng ứng suất có hiệu của tầng đất phủ phía trên.

 

Ứng suất tiền cố kết trong Phương trình 91 có thể được xác định gần đúng theo tương quan với giá trị N của SPT như sau.

·          Với đất cát

 

sp’/pa = 0.47(N60)m

 

Trong đó:

 

m = 0.6 với cát có thành  phần thạch anh sạch

 

m = 0.8 với cát bột và đất bột

 

pa = 0.101Mpa là áp suất không khí

 

·          Với sỏi sạn

sp’/pa = 0.15(N60)

 

Nếu ống vách để lại vĩnh viễn thì sức kháng ma sát thành bên phải điều chỉnh tùy theo  phương pháp hạ ống vách. Trong trường hợp ống vách hạ bằng búa đóng cọc, lấy đất ra, ống vách để lại vĩnh viễn, thì sức kháng ma sát thành bên tính theo các phương pháp Nordlund/Thurman và   phương pháp   xác định sức kháng cọc theo đất nền bằng thí nghiệm SPT hoặc CPT  trong đất rời của cọc đóng.

b.     Sức kháng chống chân cọc khoan

Sức kháng chống danh định chân cọc khoan nhồi trong đất rời theo phương pháp do Brown và cộng sự đề xuất được xác định như sau:

Khi N60< 50, thì qp = 0,057 N60                                                                                               (95)

Trong đó:

N60= số búa SPT đã hiệu chỉnh theo năng lượng có hiệu của búa (số nhát búa/300mm).

Giá trị qp tính theo Phương trình 95 chỉ giới hạn nhỏ hơn 3,0 MPa, trừ khi có kết quả thử tải có thể được lấy cao hơn.

Khi cọc khoan tựa trên nền đất cứng phủ trên một lớp đất yếu hơn, sức kháng chân cọc phải chiết giảm nếu đáy chân cọc nằm trong phạm vi khoảng cách 1,5 lần đường kính cọc (1,5B) tính từ đỉnh

lớp đất yếu hơn. Dùng phương pháp bình quân gia quyền để xây dựng sự thay đổi tuyến tính sức kháng chân cọc từ giá trị sức kháng chân cọc của lớp đất cứng hơn tại vị trí cách đỉnh lớp đất yếu hơn 1,5B đến giá trị sức kháng chân cọc của lớp đất yếu hơn tại đỉnh lớp đất yếu hơn.




0 comments:

Post a Comment